Phòng khám Hưng Thịnh
Slogan
Hotline

10 Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả không tái phát

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (15 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Chắc hẳn có rất nhiều người vẫn luôn mong muốn tìm ra cách điều trị bệnh trĩ có hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến với mọi người 10 cách chữa bệnh trĩ triệt để, hiệu quả không tái phát, hãy cùng theo dõi nhé!

10 Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
10 Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh dễ dàng

Bệnh trĩ xuất hiện ở cơ thể khi mà tình trạng tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị phình đại, tạo ra nhiều phần búi trĩ gây ra khó chịu cho người bệnh. Khi tình trạng bệnh còn nhẹ, các phần tĩnh mạch bị phình đại không gây nhiều nguy hiểm, thậm chí người bệnh cũng không có nhiều cảm giác. Tuy nhiên, theo thời gian, khi có quá nhiều vi khuẩn xâm nhập, búi trĩ bị sưng viêm nên phồng to hơn – đây là biểu hiện rất rõ ràng của bệnh trĩ.

Thông thường, để chữa trĩ thành công, mọi người cần phải biết được bản thân của mình mắc phải loại trĩ nào? Hiện nay có 3 loại trĩ thường hay xảy ra, như là: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp (bị cả trĩ nội và trĩ ngoại).

Khi thấy những dấu hiệu của bệnh trĩ như: đi ngoài ra máu, hậu môn có thịt thừa… người bệnh cần phải đi thăm khám sớm nhất có thể để đảm bảo được chữa trĩ nhanh chóng, kịp thời, tránh để lâu có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể.

10 cách chữa bệnh trĩ triệt để, hiệu quả không tái phát

Bệnh trĩ tuy khá phức tạp nhưng chỉ cần kiên trì điều trị theo các phương pháp cụ thể, bệnh tình có thể thuyên giảm nhanh chóng và khỏi hẳn. Người bệnh có thể tham khảo 10 cách chữa bệnh trĩ triệt để, hiệu quả không tái phát ngay dưới đây để áp dụng phương pháp chữa trĩ chính xác:

1. Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, vị hơi tanh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, điều trị bệnh trĩ mang lại kết quả nhanh chóng. Ngoài ra, vì rau diếp cá mọc dại nhiều nên rất dễ mua, an toàn khi sử dụng nên người bệnh có thể tự điều trị đơn giản. Cách chữa trĩ bằng rau diếp cá, như là:

– Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi, đợi nước ấm có thể tiến hành xông vào hậu môn hoặc rửa phần hậu môn cho sạch sẽ

– Nếu yêu thích hương vị của rau diếp cá, người bệnh có thể ăn sống trong bữa ăn hàng ngày hoặc xay lấy nước uống

– Người bệnh có thể giã nhuyễn rau diếp cá với muối sạch, sau đó bôi vào phần búi trĩ sa ra ngoài, nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ vì lúc này cơ thể ít hoạt động. Bạn có thể để qua đêm và sáng hôm sau nên tắm lại toàn bộ cơ thể để tăng hiệu quả chữa bệnh trĩ.

2. Chữa trĩ với phèn chua

Phèn chua được xem là công cụ khử khuẩn rất tốt, giúp cho việc chữa trĩ nhanh chóng, mang đến kết quả bất ngờ. Người bệnh chỉ cần mua một lượng phèn chua vừa phải, hòa với nước mát rồi ngâm hậu môn vào đó rồi rửa sạch. Tiếp tục thực hiện 3 – 4 lần một tuần sẽ thấy kết quả như ý.

3. Sử dụng hỗn hợp gừng

Gừng được xem là một loại gia vị quen thuộc có tính ấm, nóng, vị hơi hăng, cay, được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày của con người. Để có thể điều trị bệnh trĩ thành công với gừng, người bệnh có thể áp dụng các cách như sau:

– Cách 1: rửa sạch 2 – 3 củ gừng, đập dập rồi cho vào nồi nước đang đun sôi, sau đó có thể sử dụng để xoa bóp vùng hậu môn của người bệnh

– Cách 2: giã nhuyễn gừng lọc lấy nước rồi trộn cùng một chút mật ong để uống mỗi ngày. Nên uống ít một để cơ thể quen dần với hương vị của hỗn hợp trên.

4. Điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có chất kháng sinh tự nhiên – đây là hoạt chất có tác dụng điều trị các loại bệnh gây ra viêm nhiễm, sưng đau,.. như bệnh trĩ. Việc sử dụng trầu không để điều trị bệnh trĩ là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng do cầm máu tốt, diệt bỏ vi khuẩn khiến búi trĩ phát triển và làm teo búi trĩ.

Để biết phương pháp sử dụng lá trầu không để chữa trĩ dễ dàng, người bệnh có thể áp dụng cách thức như sau:

– Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn

– Lấy thêm bồ kết và muối giã nhuyễn

– Đổ 2 hỗn hợp trên trộn lẫn rồi đun sôi lên với nước

– Dùng hỗn hợp đun sôi trên xông vào hậu môn.

Đây là cách làm phù hợp để điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ hỗn hợp. Mọi người nên áp dụng liên tục nhiều ngày để có kết quả tốt.

5. Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và thầu dầu

Việc sử dụng lá vông và thầu dầu để chữa bệnh trĩ là cách mà được rất nhiều nữ giới áp dụng, nhất là đối với chị em phụ nữ bị trĩ do mang thai. Cách sử dụng rất đơn giản, như là:

– Lấy 1 nắm lá vông và lá thầu dầu rửa sạch, giã nhuyễn

– Có thể thêm một chút muối để tăng tính hiệu quả, nếu có muối thì chỉ nên giã rối, không giã quá nhiều

– Lấy hỗn hợp trên đắp vào phần búi trĩ lộ ra, nên đắp trong vòng 5 – 10 phút để có hiệu quả. Sau đó rửa sạch vùng hậu môn với nước mát.

6. Điều trị bệnh trĩ bằng nghệ tươi

Nghệ tươi là một loại gia vị có nhiều công dụng cho sức khỏe của con người, có tác dụng cầm máu, liền sẹo, hạn chế để lại vết đau trên cơ thể. Vì thế, nghệ cũng có tác dụng chữa bệnh trĩ đơn giản như:

– Lấy 1 – 2 củ nghệ tươi, rửa sạch rồi giã nghệ hơi nát để ra nước nghệ tươi

– Dùng 1 chiếc khăn sạch bọc tất cả hỗn hợp ở trên vào, sau đó đặt vào phía hậu môn

– Đợi phần nước nghệ thấm đều vào búi trĩ rồi tiến hành rửa sạch lại hoặc tắm đều được.

Nghệ có tác dụng giảm viêm, hạn chế vết thương chảy máu, sưng to trong một thời gian dài. Chính vì thế, người bệnh nên áp dụng trong khoảng từ 1 – 2 tháng để có kết quả ưng ý.

7. Sử dụng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa trĩ hiện nay có rất nhiều nên mọi người có thể tham khảo những bài thuốc dễ kiếm, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nếu như bệnh trĩ của bạn mới chỉ ở giai đoạn đầu, sử dụng bài thuốc Đông y có tác dụng nhanh chóng, như là:

– Tam thất, đương quy, sài hồ, địa du: lấy nước uống giúp nhuận tràng, chống táo bón

– Hoa bồ công anh, đại hoàng, đào nhân, khổ sâm, hòe hoa: ngâm tất cả với rượu trắng, dùng để bôi vào búi trĩ.

Với điều trị theo phương pháp Đông y phải mất từ 1 – 2 tháng với tình trạng nhẹ và khoảng 3 tháng với những bệnh nhân bị trĩ nặng. Chính vì vậy, người bệnh phải kiên trì, tìm hiểu kỹ lưỡng về bài thuốc mà bản thân mình sử dụng thì mới thành công.

8. Sử dụng thuốc Tây y

Hiện nay, với nền y học phát triển vượt bậc, có rất nhiều loại thuốc Tây khác nhau mang đến công dụng điều trị trĩ hiệu quả. Một số loại thuốc có tác dụng chữa bệnh, như là:

– Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có tác dụng hạn chế vi khuẩn xâm nhập, giúp người bệnh có thể giảm đau đớn khi đang điều trị bệnh trĩ.

– Thuốc đặt kháng viêm, thuốc co mạch: sử dụng cho cả trĩ nội, trĩ ngoại mà có thể khiến cho búi trĩ bị teo nhỏ lại.

Nhược điểm của thuốc Tây đó là chỉ có thể giảm thiểu tình trạng đau đớn do bệnh trĩ gây ra chứ không thể diệt tận gốc búi trĩ hình thành. Ngoài ra, khi sử dụng lượng thuốc kháng sinh, giảm đau trong thời gian dài có thể gây hại cho hệ miễn dịch và cơ quan nội tạng trong cơ thể.

9. Thực hiện nội soi cắt trĩ

Phương pháp nội soi cắt trĩ được thực hiện là cách chữa trĩ nội thường được áp dụng trong khi bệnh còn nhẹ. Đây là cách không gây nhiều đau đớn, dễ thực hiện nhưng có thể không cắt hết được búi trĩ hình thành dẫn đến bị sót mô trĩ. Từ phần bị bỏ sót có thể khiến cho búi trĩ phát triển hơn, bệnh dễ tái phát lại.

10. Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ

Nếu như mọi người lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, đây được xem là cách an toàn, có kết quả cao nhất và hạn chế rủi ro tái phát bệnh. Hiện nay có một số phương pháp chữa trĩ bằng phẫu thuật như là:

– Phẫu thuật cắt niêm mạc da: dùng cho điều trị trĩ ngoại, gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân, hiệu quả không cao

– Chích xơ búi trĩ: dùng cho cả trĩ ngoại và trĩ nội để giảm thiểu búi trĩ hình thành, có hiệu quả với búi trĩ nhỏ

– Phẫu thuật Longo: có hiệu quả cao, tuy nhiên có thể khiến cho bệnh nhân đau đớn trong và sau khi phẫu thuật

– Phương pháp cắt trĩ xâm lấn tối thiểu của Hàn Quốc: có tác dụng nhanh chóng, không gây chảy máu và đau đớn nhiều, quá trình hồi phục nhanh, ít tái phát trĩ sau khi phẫu thuật.

Để có quá trình điều trị trĩ thành công, người bệnh cần phải thực hiện một số điều sau để cơ thể phục hồi nhanh chóng:

– Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, salad. Nên ưu tiên những loại rau có tác dụng nhuận tràng như mồng tơi, rau đay, diếp cá,…

– Nên bổ sung đủ nước để đào thải độc tố ra bên ngoài, uống từ 1,5 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động ổn định

– Không nên đi vệ sinh quá lâu, tránh rặn mạnh vì có thể gây sa búi trĩ

– Hạn chế thức khuya, ăn thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ

– Nên tập thể dục hàng ngày, ban đầu có thể tập nhẹ nhàng nhưng về sau có thể áp dụng một số bộ môn vận động mạnh như chạy bộ, tập gym, đá bóng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn những người bệnh có thể áp dụng thành công các cách trị bệnh trĩ có hiệu quả tích cực, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân của mình. Người bệnh cần đi khám bệnh đầy đủ trước và trong quá trình điều trị để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trĩ tốt, tránh tự chữa quá lâu không có hiệu quả mà khiến bệnh trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì thói quen sống lành mạnh để cơ thể hồi phục tốt hơn, bệnh trĩ không còn cơ hội quay lại!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Tư vấn nhanh với bác sĩ

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp

Ưu đãi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ