Phòng khám Hưng Thịnh
Slogan
Hotline

Bệnh giang mai ở nữ giới – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (43 votes, average: 4,79 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hết sức nguy hiểm với tốc độ lây lan rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tâm lý người bệnh, đặc biệt với những đối tượng có sức đề kháng yếu như nữ giới. Do đó trong bài viết này, các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ làm rõ một số vấn đề lên quan đến bệnh giang mai ở nữ giới và cách điều trị.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai ở nữ chỉ tình trạng nữ giới nhiễm bệnh được gây nên bởi xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema Pallidum gây ra. Cùng với bệnh sùi mào gà, lậu,… giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau căn bệnh thế kỉ HIV do đặc tính dễ lây lan và vô cùng khó điều trị nếu không được phát hiện ra sớm.

bệnh giang mai ở nữ

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema xâm nhập vào cơ thể qua các con đường chủ yếu sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường nhanh và phổ biến nhất gây ra bệnh giang mai. Các chuyên gia cho biết, nữ giới quan hệ không bảo vệ với người dương tính với xoắn khuẩn giang mai 1 lần thì tỉ lệ lây nhiễm bệnh ít nhất cũng khoảng 80%. Bất kể quan hệ dưới hình thức giao hợp âm đạo, quan hệ qua đường miệng hay hậu môn đều có nguy cơ rất cao bị bệnh giang mai.
  • Lây qua tiếp xúc: xoắn khuẩn giang mai có rất nhiều trong máu và dịch tiết của người bệnh nên nếu để các dịch tiết này dính vào vết thương hở hay niêm mạc mắt, miệng, phụ nữ hoàn toàn có thể mắc bệnh giang mai dù không giao hợp.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Nhiều trẻ em khi sinh ra đã bị bệnh giang mai bẩm sinh do lây nhiễm từ mẹ trong thời kì mang thai và quá trình mẹ sinh em bé ra ngoài.

Xoắn khuẩn giang mai khá yếu nếu không kí sinh trong cơ thể người, chúng không sống được lâu trong điều kiện thường. Do đó, nguy cơ lây nhiễm do mặc chung quần áo là tương đối thấp tuy nhiên cũng cần chú ý không dùng chung quần áo, đặc  biệt là đồ lót hay bàn chải răng,…

Bạn cần tư vấn điều trị bệnh giang mai, click ngay để gặp chuyên gia

tu v?n

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai phát triển trong cơ thể người qua các giai đoạn khác nhau với những đặc trưng riêng rất dễ nhận biết ngay từ đầu:

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Săng giang mai là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh giang mai bởi vì rất dễ phát hiện và nếu được điều trị kịp thời, thì khả năng khỏi bệnh khá cao và quá trình chữa bệnh cũng đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Với bệnh giang mai ở nữ giới, thông thường sau khi tiếp xúc với mầm bệnh khoảng chừng 10 đến 90 ngày thì trên cơ thể người bệnh xuất hiện các vết tròn trông giống như những vết loét trên da, nông và có màu đỏ nhẵn, không có mủ và không gây đau ngứa nên người bệnh thường bỏ qua.

Săng giang mai xuất hiện rất nhiều ở nơi đầu tiên mà xoắn khuẩn xâm nhập (thường là âm hộ, âm đạo, môi âm đạo, trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi,…) cùng với đó là biểu hiện nổi hạch cứng vùng bẹn như một phản ứng kháng viêm tự nhiên của cơ thể khi bị vi khuẩn tấn công.

giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng chừng 1 tháng rồi các săng giang mai tự biến mất mà không cần đến sự can thiệp nào nên bệnh nhân nhầm tưởng là bệnh tự khỏi nhưng thực chất bệnh giang mai vẫn đang tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

Khi những săng giang mai mất đi, khoảng 1 – 4 tuần sau, trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện rất nhiều các nốt ban màu hồng hoặc hồng tím, đôi khi tím khá đậm, không gây đau và ngứa, không nổi lên bề mặt da, không có dấu hiệu đóng vảy hay bong tróc. Các nốt ban này tập trung nhiều nhất ở hai lòng bàn tay, bàn chân, lưng và hai bên mạn sườn.

Nhiều trường hợp người bệnh mắc giang mai giai đoạn 2 có các mảng sẩn như vết phỏng, có thể loét ra mang theo một chút dịch và nước nên rất dễ lây nhiễm cho người khác dù không có hành vi quan hệ tình dục.

Bệnh nhân cũng có thể phát hiện bệnh giang mai thông qua các biểu hiện khác như rụng tóc thành từng mảng lem nhem, các khớp xương bị xoắn khuẩn tấn công nên bị sưng to và đau đớn. Ngoài ra, cổ họng người bệnh cũng có thể rất đỏ nhưng không đau, giọng nói có thể trở nên khàn hơn.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Nếu không điều trị bệnh giang mai trong giai đoạn 2 thì các triệu chứng lại thêm một lần nữa biến mất, bệnh nhân nghĩ bệnh đã khỏi nhưng các xoắn khuẩn vẫn không ngừng tấn công vào cơ thể người bệnh mà không gây ra triệu chứng nào.

Trong giai đoạn này, người bệnh thậm chí không nhận biết được mình đang mắc bệnh nên tỉ lệ lây truyền cho người khác là rất lớn, đặc biệt là những người có đời sống tình dục phức tạp. Do đó, không thể dựa vào triệu chứng mà chỉ có cách làm xét nghiệm mới có thể nhận biết được bệnh giang mai trong giai đoạn này.

xét nghiệm giang mai

Thông thường nếu đã ở thời kì 3 của bệnh, người bệnh không thể phát hiện và điều trị nên bệnh giang mai sẽ phát triển sang giai đoạn 4 với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn cuối

Sau một khoảng thời gian dài phát triển âm thầm, những biểu hiện cuối cùng của bệnh giang mai sẽ phát ra ngoài cơ thể sau khoảng từ 5 – 15 năm tính từ ngày lây nhiễm bệnh giang mai. Tùy vào khả năng để kháng của từng người, thậm chí có nhiều người, bệnh kéo dài đến tận 40 năm.

Khi xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào các cơ quan quan trọng của cơ thể, có thể gây ra các dạng chính là:

  • Củ giang mai: Củ giang mai là những tổn thương nổi gồ lên, có đường kích khoảng 1cm, màu mận chín, không đau. Củ giang mai thường xuất hiện thành từng đám, có ranh giới rõ ràng. Củ giang mai có thể hoại tử loét hoặc teo, thường rất lâu lành, khi lành sẽ để lại sẹo, củ giang mai không bao giờ mọc lại trên sẹo cũ.
  • Giang mai thần kinh: Có thể xuất hiện sau 10 đến 20 năm xuất hiện các triệu chứng giang mai giai đoạn 1. Giang mai ăn sâu vào tủy sống, não và gây viêm màng não huyết quản, các biểu hiện có thể gặp là: rối loạn cảm giác sâu (khi nhắm mắt thì không thể đứng được lâu), bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần,…
  • Giang mai tim mạch: thường xuất hiện khá muộn, khoảng 10 đến 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là viêm động mạch chủ, hở động mạch chủ, phình động mạch chủ.

giang mai tim mạch

Bệnh giang mai có những triệu chứng rất rời rạc và tiến triển trong thời gian dài nên người bệnh rất khó điều trị nếu không có khả năng nhận biết các biểu hiện. Do đó, cần xét nghiệm khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai, đặc biệt là khi có hoạt động tình dục không an toàn.

Điều trị bệnh giang mai ở nữ

Điều trị bằng thuốc

Giang mai là bệnh được gây nên bởi vi khuẩn nên nguyên tắc điều trị là cần tiêu diệt xoắn khuẩn càng sớm càng tốt. Vì thế, phương pháp chữa bệnh giang mai cơ bản nhất là dùng thuốc kháng sinh ức chế sự phân chia của vi khuẩn, tăng áp lực khiến chúng tự nổ tung.

Thuốc điều trị bệnh giang mai phát huy hiệu quả tốt trong giai đoạn 1 và 2 của bệnh. Sau khi điều trị, các triệu chứng của bệnh giang mai đã giảm bớt hoặc biến mất, bệnh nhân vẫn cần sử dụng thuốc nhắc lại một vài lần nữa để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh bệnh tái phát.

Điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp miễn dịch cân bằng

Hiện nay,  phương pháp miễn dịch cân bằng điều trị bệnh giang mai được coi là hiện đại và tiên tiến nhất, cho hiệu quả cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế nguy cơ tái phát. Phương pháp này được thực hiện trên nguyên lý sử dụng các loại thuốc với tỉ lệ vi lượng, kết hợp với gen sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh giang mai ở nữ giới – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị được cung cấp bởi các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh. Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho nữ giới trong việc phát hiện và điều trị bệnh giang mai hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Tư vấn nhanh với bác sĩ

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp

Ưu đãi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ