Phòng khám Hưng Thịnh
Slogan
Hotline

Cẩm nang chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (32 votes, average: 4,91 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Để sinh ra đời được một em bé bình an, khỏe mạnh thì mẹ bầu phải hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, do sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ của em bé trong bụng, cơ thể mẹ cần nguồn dinh dưỡng tốt để chuẩn bị cho sự phát triển hoàn thiện cuối cùng ở trong bụng mẹ và đảm bảo cho quá trình vượt cạn thành công, an toàn.

Vậy làm thế nào để các mẹ có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, suôn sẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn “bí kíp” cho quá trình quan trọng này nhé.

Những điều bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần biết

Những xét nghiệm quan trọng

Những xét nghiệm này rất quan trọng giúp cho việc kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trong bụng có tốt không, nhằm phát hiện một số bệnh thông thường mà các bà bầu hay mắc phải như: thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn,…

Ngoài việc kiểm tra những bệnh trên, các bác sĩ còn kiểm tra những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối,… Sau khi kiểm tra, nếu có những vấn đề gì bất thường xảy ra, sẽ giúp mẹ bầu có thể khắc phục kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe của cả hai.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh thì mẹ bầu cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé. Vì chúng đóng vai trò vai quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn phát triển “thần tốc” của em bé. Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học trong 3 tháng cuối còn là tiền đề quan trọng để mẹ có thể dễ dàng sinh con hơn.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Để làm được điều này, mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, những nhóm thực phẩm giàu Vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày nhằm giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do sắt trong 3 tháng cuối và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, người mẹ cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, ăn mặn, thức ăn chưa nấu kỹ,.. sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho mẹ và bé.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Mẹ cần luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh để stress kéo dài, lo âu, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Tập thể dục 3 tháng cuối

Các chuyên gia thường đưa ra những khuyến cáo cho các mẹ bầu trong thời gian gần kỳ sinh không nên ngồi một chỗ quá lâu và thường xuyên. Nên thực hiện bài tập vận động nhẹ nhàng, đi dạo bộ sẽ giúp bé cưng phát triển tốt hơn và quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn. Vì vậy, trong 3 tháng cuối này mẹ nhất định cần phải chú ý nhiều hơn nhé.

tập thể dục 3 tháng cuối

Cẩn thận chứng phù nề

Thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ khiến cho nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay, do lưu lượng máu gia tăng dồn xuống bàn chân, bàn tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ, nên các mẹ không quá lo lắng khi gặp tình trạng trên. Tuy nhiên, nếu ngoài triệu chứng sưng vù ra, các mẹ còn thấy một số dấu hiệu khác bất thường như: mí mắt nặng nề, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân, da bóng, thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám nhé. Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thai nghén, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bổ sung đủ nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, chúng chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Vì vậy, uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp các mẹ có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm. Khi đẻ, cơ thể luôn giữ được nước và giảm nguy cơ táo bón (nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai). Do đó, các mẹ cần thực hiện duy trì thói quen uống đủ 2-2,5lít nước 1 ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ nước.

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối

  • Các mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ càng các kiến thức trước khi đi sinh, để tâm trạng thoải mái, không nên lo lắng, sợ hãi sẽ ảnh hưởng không tốt đến mẹ và con. Chia sẻ cùng chồng những điều mình lo lắng và mơ ước về em bé sắp ra đời.
  • Mặc quần áo nên chọn những loại vải có chất liệu cotton, nhanh thoát mồ hôi, rộng rãi, thoải mái, để tránh cơ thể bị nóng, tắm vòi sen thường xuyên để hạ nhiệt cơ thể.
  • Hãy uống thật nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho ối cho bé. Hạn chế đưa muối vào cơ thể ở mức tối đa để tránh tình trạng phù do cơ thể trữ nước.

bà bầu 3 tháng cuối nên uống nhiều nước

  • Tạo giấc ngủ ngon và sâu, nên nằm ngủ nghiêng bên trái để cung cấp đầy đủ lượng máu truyền cho thai nhi.

Các mẹ thân mến, chăm sóc sức khỏe tốt cho thai nhi trong 3 tháng cuối của thai kỳ là bước rất quan trọng giúp em bé được bình yên, khỏe mạnh ra đời và sức khỏe của mẹ vượt cạn thành công.

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Tư vấn nhanh với bác sĩ

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp

Ưu đãi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ