Đánh giá:
Cháu nào bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi, cháu mới có kinh nguyệt được mấy tháng nay, so với các bạn cùng lứa thì cháu là người có kinh có khá muộn. Vì kiến thức về giới tính còn hạn chế, nên cháu có rất nhiều điều băn khoăn và lo lắng. Bác sĩ có thể cho cháu hỏi vấn đề này chút được không ạ, tại sao cứ mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt cháu lại thấy đau bụng, da nhợt nhạt, người xanh tái, thậm chí nhiều lần cháu phải uống thuốc giảm đau. Liệu như thế có bị nguy hiểm gì đối với sức khỏe và tính mạng không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào cháu, cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho phòng khám. Tại sao lại đau bụng kinh?, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này cho cháu như sau:
Kinh nguyệt chính là hiện tượng bong lớp niêm mạc của tử cung. Khi đến ngày “đèn đỏ” các mạch máu mở ra, lớp niêm mạc bong ra khỏi thành tử cung và cơ tử cung, co bóp để tống máu và mô ra bên ngoài. Lúc này, chị em sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ dưới vùng bụng hoặc thắt lưng.
Các cơn co hình thành là do cơ thể sản sinh ra prostaglandin – thủ phạm chính gây đau vùng chậu khi đến kỳ nguyệt san, chúng thường đau mạnh nhất vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó sẽ giảm dần. Lượng prostaglandin càng cao thì nữ giới bị đau bụng kinh càng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh thường có 2 loại: tiên phát và thứ phát
Đau bụng kinh tiên phát là đau bụng khi chị em bước sang giai đoạn dậy thì (tức là bắt đầu có hành kinh). Và chúng sẽ có xu hướng giảm dần khi cơ thể đã bắt đầu ổn định. Còn đau bụng kinh thứ phát là do bệnh lý liên quan quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ gây ra, phổ biến nhất là tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Đau bụng kinh nguyệt không chỉ đơn thuần là hiện tượng bong lớp niêm mạc của tử cung mà nó còn là nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu tình trạng đau bụng kinh này diễn ra trong suốt kỳ kinh, khiến người bệnh đau đớn, nhợt nhạt, da xanh tái, thậm chí là ngất thì chị em cần lưu ý vì có thể đã mắc một trong những bệnh lý phụ khoa sau:
Đau bụng kinh nguyệt có thể do vị trí của tử cung không bình thường: tử cung đứng không đúng vị trí, bị lùi về phía sau quá hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông, gây ra tình trạng đau bụng trong suốt thời kỳ đèn đỏ của chị em.
Cháu thân mến, vì cháu còn rất trẻ nên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sức khỏe giới tính cũng như sức khỏe sinh sản để phòng tránh và điều trị kịp thời phát hiện cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường.
Hi vọng qua bài viết phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cung cấp trên đây, sẽ giúp cho cháu hiểu được nguyên nhân tại sao lại đau bụng kinh nguyệt. Chúc cháu sức khỏe, hạnh phúc!
Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:
- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.
- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.