Đánh giá:
Một tháng không có kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến ở nữ giới. Vấn đề đặt ra là liệu hiện tượng này có liên quan đến những bất thường nào trong hệ thống sinh sản hay không, có nguy hiểm không. Các bác sĩ phụ khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp với những chia sẻ sau đây.
Cơ chế của hiện tượng hành kinh là do tế bào trứng trưởng thành tách ra khỏi buồng trứng, thực hiện quá trình phá bỏ nang noãn, đồng thời niêm mạc tử cung lúc này được làm dầy và xốp lên để chuẩn bị cho sự thụ tinh. Trong quá trình di chuyển ở ống dẫn trứng, nếu gặp được tinh trùng thì sự thụ thai diễn ra, nếu không, niêm mạc tử cung sẽ bong ra cùng với máu và dịch nhầy gọi là hiện tượng hành kinh. Chu kì này lặp đi lặp lại khiến chị em có kinh mỗi tháng 1 lần.
Tuy nhiên, nếu chị em bỗng dưng thấy mất một chu kì, tức là một tháng không có kinh nguyệt, có thể nghĩ đến một trong những nguyên nhân sau đây:
Khi bị chậm kinh thì điều đầu tiên chị em nghĩ đến chính là mang thai. Khi trứng đã được thụ tinh, làm tổ thành công trong tử cung thì buồng trứng sẽ nhận được tín hiệu để tạm ngưng rụng trứng nên chị em sẽ không thấy kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai các loại, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp,… là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất cân bằng các hormone trong cơ thể. Do đó, nếu chị em đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý lâu dài mà thấy một tháng không có kinh nguyệt thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để có cách xử lí phù hợp, không tự đổi thuốc hay ngưng thuốc.
Những tác động về tâm lý có tác động mạnh mẽ tới sự hoạt động của vùng não dưới đồi – nơi làm nhiệm vụ điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết, ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn và gây chậm kinh. Vì vậy, nếu nữ giới chịu nhiều áp lực tinh thần, căng thẳng mệt mỏi hoặc ngay cả khi quá lo lắng vì sau khi quan hệ tình dục với bạn trai và sợ mang thai ngoài ý muốn, chị em cũng có thể 1 tháng không có kinh nguyệt.
Kinh nguyệt là thước đo sức khỏe sinh sản nữ nên khi rối loạn kinh nguyệt, chị em cần nghĩ đến những bệnh phụ khoa làm thay đổi chu kì kinh. Theo đó, khi mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng, u nang buồng trứng,… chị em có thể bị chậm kinh khá nhiều.
Đặc biệt, nguyên nhân phổ biến nhất chính là hội chứng buồng trứng đa nang (trứng có nhiều nang nhỏ, chậm phát triển, khó chín và rụng như bình thường). Ngoài tình trạng tiêu biểu là chu kì kinh nguyệt quá dài, thậm chí 1 tháng không có kinh nguyệt thì hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
Một kết quả nghiên cứu về y tế cho biết, lượng mỡ ở trong cơ thể phải đảm bảo ở mức trên 17% đối với các bạn gái tuổi dậy thì và 22% ở phụ nữ trưởng thành thì hiện tượng hành kinh mới diễn ra đều đặn. Do đó, nếu ăn kiêng quá khắt khe để duy trì vóc dáng hay làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược, phụ nữ mắc chứng chán ăn có thể một tháng không có kinh nguyệt.
Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin – một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra, thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh.
U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.
Nếu đã một tháng không có kinh nguyệt, sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai, chị em cũng không nên quá lo lắng, trước hết cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ, hợp lí, tránh căng thẳng, lo âu để điều hòa kinh nguyệt.
Nếu không có tác dụng, cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết, đặc biệt là khi có những triệu chứng sau:
Những trường hợp này cần thăm khám, làm các xét nghiệm các chỉ số nội tiết và nhiều xét nghiệm khác liên quan để xác định chính xác nguyên nhân một tháng không có kinh nguyệt, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó chị em cũng cần chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi chế độ dinh dưỡng cho đầy đủ, tập luyện để duy trì cân nặng ở mức lí tưởng, tránh xa các chất có hại như rượu, bia, thuốc lá, cafe,… sinh hoạt điều độ, tạo sự cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí, chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể, tốt là được khám toàn diện định kỳ.
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn của nhiều chị em về hiện tượng một tháng không có kinh nguyệt. Hi vọng có thể cung cấp thêm những kiến thức phụ khoa hữu ích cho chị em. Nếu còn câu hỏi hay có vẫn đề khúc mắc về bệnh phụ khoa, chị em có thể liên hệ với phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh để được các chuyên gia tư vấn!
Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:
- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.
- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.