Phòng khám Hưng Thịnh
Slogan
Hotline

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ở nữ giới

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (68 votes, average: 4,78 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Bệnh trĩ là bệnh hậu môn – trực tràng mãn tính được gây ra do sự phì đại và xung huyết của hệ thống tĩnh mạch trực tràng. Bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều những triệu chứng phiền toái trong cuộc sống và những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Vì lí do đó, trong bài viết dưới đây, các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ở nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới

Lí do chính dẫn đến sự phì đại của một hay nhiều tĩnh mạch trực tràng xuất phát từ những thói quen không tốt trong sinh hoạt hàng ngày. So với nam giới thì phụ nữ là nhóm người có lối sống được đánh giá là khoa học và lành mạnh hơn hẳn. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ phụ nữ bị bệnh trĩ không hề nhỏ. Lí giải về vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân như sau:

Thói quen ăn uống

Phụ nữ chính là những người tiêu thụ lượng đồ ăn vặt rất lớn với hàm lượng chất béo cao, được chế biến nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị cay, nóng. Những loại thức ăn này không chỉ làm khô phân, gây khó khăn cho hoạt động của đường ruột khiến chị em bị táo bón mà còn có thể gây kích ứng hậu môn, khiến hậu môn ngứa ngáy. Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày thiếu chất xơ có trong rau quả, uống không đủ nước thì chứng táo bón càng trở nên trầm trọng hơn, đây chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ .

Thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ

Thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc ăn uống không khoa học thì việc duy trì những thói quen xấu trong chế độ sinh hoạt cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ mà chị em cần biết. Theo đó, bệnh trĩ hoàn toàn có thể xuất hiện khi chị em lười vận động, rặn mạnh, ngồi lâu khi đi đại tiện và khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Những hành động này một mặt cản trở hoàn lưu máu, mặt khác lại gia tăng những áp lực hoặc gây ra những tổn thương ở hậu môn khiến các cơ suy giảm chức năng, tĩnh mạch phì đại.

Đặc thù công việc

Hiện nay, những công việc hành chính văn phòng hay công nhân may mặc là những nghề nghiệp có rất đông phụ nữ tham gia, thậm chí lực lượng lao động chính là phụ nữ. Những công việc này đòi hỏi chị em phải ngồi hoặc đứng tối thiểu 8 giờ đồng hồ mỗi ngày, phần thân dưới chịu toàn bộ áp lực từ trọng lượng cơ thể, máu khó lưu thông và tụ lại gây phình tĩnh mạch, hình thành bệnh trĩ.

Bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ở nữ, click ngay để gặp chuyên gia

tu v?n

Do mang thai

Thai kì là khoảng thời gian chị em dễ bị mắc bệnh trĩ hơn cả, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai thường diễn biến trầm trọng hơn và được phát hiện ra sau khi sinh. Khi mang thai, mẹ bầu thường chỉ chú trọng đến việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi mà không bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa làm cho cơ thể bị táo bón. Hơn nữa trong giai đoạn này, chị em luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải nên ít vận động, đặc biệt trong những tháng cuối thai kì, toàn bộ trọng lượng của em bé và nước ối chèn ép lên trực tràng khiến đa số chị em bị bệnh trĩ sau sinh.

Bị bệnh trĩ sau sinh

Ngoài ra, khả năng chịu đựng những áp lực của nữ giới không cao bằng nam giới nên khi môi trường sống thay đổi hay gặp phải những áp lực công việc, chị em thường dễ căng thẳng, stress, mất ngủ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới

Về cơ bản cách điều trị bệnh trĩ ở nữ giới không có nhiều khác biệt so với điều trị bệnh trĩ ở nam giới. Hiện nay, bệnh trĩ đang được điều trị theo hai hướng chính là:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là việc sử dụng các loại thuốc dạng viên uống, bôi và đặt hậu môn để chữa bệnh trĩ ở nữ giới. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ (cấp độ 1 – 2 ).

Thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ có công dụng chính là tăng cường trương lực và bảo vệ thành tĩnh mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu làm co búi trĩ hay kháng khuẩn, kháng viêm tại chỗ để không làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị, bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhuận tràng để việc đi đại tiện dễ dàng hơn nhưng bệnh nhân chú ý không nên lạm dụng bởi có thể gây ra tình trạng mất phản xạ đại tiện.

Trong quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, bỏ thuốc hay tùy tiện mua thuốc khác về điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn làm gián đoạn quá trình chữa bệnh.

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh trĩ đã bước sang giai đoạn nặng và việc điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn thì những sự can thiệp ngoại khoa là giải pháp tối ưu và triệt để trong điều trị bệnh trĩ. Tùy theo độ sa và kích thước của búi trĩ cũng như tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thủ thuật: Các thủ thuật đã và đang được dùng khả phổ biến để điều trị bệnh trĩ là chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại,… Đặc biệt, hiện nay kỹ thuật điều trị bệnh trĩ bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT đang được đánh giá rất cao về tính an toàn, hiệu quả, thời gian điều trị và phục hồi ngắn, giảm được nguy cơ tái phát bệnh một cách đáng kể.

Công nghệ xâm lấn tối thiểu hcpt

  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Thường được chỉ định cho các trường hợp trĩ nội độ 4 có dấu hiệu sa nặng, thắt nghẹt hay bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn muộn, khi búi trĩ to và có dấu hiệu viêm nhiễm, hoại tử nghiêm trọng. Tuy nhiên việc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ đòi hỏi kĩ thuật và những thao tác thực hiện có độ chính xác cao nên khá tốn kém và có thể xảy ra biến chứng nếu như bác sĩ không có chuyên môn cao và kinh nghiệm điều trị.

Với trường hợp phụ nữ bị trĩ khi mang thai hay bị bệnh trĩ sau sinh, đang trong thời gian cho con bú, nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc tân dược. Nhiều chị em lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian tại nhà khá hiệu quả.

Những thông tin liên quan đến bệnh trĩ ở nữ giới trên đây hi vọng có thể hỗ trợ cho các chị em trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh để được các chuyên gia bệnh trĩ tư vấn chi tiết!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Tư vấn nhanh với bác sĩ

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp

Ưu đãi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ