Phòng khám Hưng Thịnh
Slogan
Hotline

Dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị

Đánh giá Đánh giá:

Bài viết quá sơ sàiBài viết ít bổ íchBài viết khá hayBài viết rất bổ íchBài viết tuyệt vời (39 votes, average: 4,79 out of 5)
Loading...

Chia sẻ Chia sẻ:

Bệnh trĩ nội là hình thức biểu hiện phổ biến nhất của bệnh trĩ nói chung. Tuy không phải bệnh nan y nhưng lại là căn bệnh mãn tính rất dễ mắc và khó điều trị triệt để. Do đó, cần có những kiến thức để nhận biết những dấu hiệu bệnh trĩ nội sớm nhất và có cách điều trị phù hợp, hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội

Sở dĩ gọi là trĩ nội là do búi trĩ có bản chất là các đám rối tĩnh mạch ở phía trên đường lược nên trong giai đoạn mới hình thành, thường nằm sâu trong ống hậu môn. Đây cũng chính là điểm trái ngược hoàn toàn để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nội tuy khó nhận biết hơn trĩ ngoại nhưng vẫn mang những đặc điểm đặc trưng của bệnh trĩ nên các triệu chứng thường khá rõ ràng và quyết liệt.

Đại tiện ra máu

Đi cầu ra máu là dấu hiệu bệnh trĩ nội sớm và điển hình nhất bởi nó xuất hiện trong hầu hết quá trình tiến triển bệnh. Do búi trĩ nội có bề mặt là lớp niêm mạc trực tràng nên khá mỏng và rất dễ chảy máu khi tiếp xúc với phân.

đi ngoài ra máu

Ban đầu, ứng với bệnh trĩ nội cấp độ 1, chảy máu khi đi đại tiện là triệu chứng bệnh trĩ nội duy nhất mà người bệnh có thể nhận thấy. Máu chảy khá âm thầm và kín đáo, chỉ dính một chút trên phân và không kèm cảm giác đau đớn do búi trĩ còn nhỏ nên người bệnh thường bỏ qua triệu chứng này.

Lâu dần, khi búi trĩ gia tăng về kích thước, người bệnh có triệu chứng đại tiện ra máu nặng hơn, máu có thể chảy nhỏ giọt hay chảy thành dòng, thậm chí bắn ra thành tia khi đi đại tiện, khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc ngay cả khi chỉ đi lại bình thường.

Sa búi trĩ

Búi trĩ là đặc điểm nhận dạng và cũng chính là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ. Ở bệnh trĩ nội, búi trĩ thường được phát hiện ra ở cấp độ 2 do đây là giai đoạn búi trĩ bắt đầu sa ra khỏi hậu môn. Khi đi đại tiện có thể thấy một cục thịt nhỏ màu hồng, kích thước chừng bằng hạt đậu thò ra ngoài rìa hậu môn nhưng có thể nhanh chóng co lên mà không cần một sự tác động nào.

Khi trĩ sa đến độ 3, búi trĩ có kích thước to hơn và rất dễ sa ra ngoài ngay cả khi bệnh nhân không đi đại tiện, phải dùng tay đẩy trở lại hậu môn. Thậm chí ở mức độ 4 – độ nặng nhất của bệnh trĩ, búi trĩ nội kích thước rất lớn, niêm mạc màu đỏ đậm hoặc tím, nằm hẳn bên ngoài hậu môn và rất dễ bị tắc mạch, viêm nhiễm, hoại tử.

Bên cạnh hai triệu chứng điển hình, người bệnh trĩ còn thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, vướng víu, đôi khi đau rát hậu môn, hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt do búi trĩ nội không ngừng tiết dịch, vi khuẩn tấn công gây ngứa và mùi hôi khó chịu.

Bạn có nhu cầu được các chuyên gia tư vấn về bệnh trĩ nội, click ngay

tu v?n

Cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Tùy theo mức độ bệnh cũng như tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội sau:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là cách chữa bệnh trĩ nội bằng việc sử dụng kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn nhằm bảo vệ và gia tăng độ bền thành tĩnh mạch, hỗ trợ lưu thông máu cho búi trĩ co lại đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng để giảm nhẹ những đau đớn, khó chịu do triệu chứng bệnh gây ra.

Ngoài những loại thuốc có công dụng đặc trị bệnh trĩ nội, người bệnh có thể được chỉ định thêm các loại thuốc nhuận tràng, thuốc chứa sắt để tái tạo máu, bù lại lượng máu đã mất do bệnh trĩ.

thuốc điều trị bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ nội có ưu điểm lớn nhất là đơn giản, hiệu quả cao với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ (độ 1 -2) nhưng chưa phải giải pháp tối ưu nhất và nếu bệnh nhân không tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc, tùy tiện sử dụng thuốc tại nhà sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, cản trở quá trình điều trị.

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh trĩ nội đã sang cấp độ 3 – 4 với những biểu hiện trầm trọng thì việc điều trị bằng thuốc đương nhiên không thể phát huy hiệu quả tốt mà chỉ còn đóng vai trò phối hợp để hỗ trợ điều trị.

Trong những trường hợp này, phương pháp can thiệp ngoại khoa tác động trực tiếp đến búi trĩ mới là giải pháp tối ưu để loại bỏ hoàn toàn bệnh trĩ nội.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng thủ thuật

Các thủ thuật chữa bệnh trĩ nội đã và đang được áp dụng phổ biến nhất có thể kể đến như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, thủ thuật chích xơ búi trĩ hay quang đông hồng nhiệt,… Tuy có sự khác nhau về nguyên lí cũng như cách thức thực hiện nhưng đều có điểm chung là tạo sẹo xơ ở vị trí hình thành búi trĩ để loại bỏ búi trĩ và hạn chế khả năng tái phát bệnh.

điều trị bệnh trĩ nội

Đặc biệt hiện nay, công nghệ điều trị bệnh trĩ nội PPH hay còn gọi là kỹ thuật thắt vùng niêm mạc trĩ đang được đánh giá cao về tính hiệu quả nên được áp dụng rất rộng rãi trong việc điều trị bệnh trĩ nội. Đây là phương pháp thực hiện không cần dao mổ, ứng dụng công nghệ hiện đại để tác động đến vòng niêm mạc trực tràng rồi sử dụng máy kẹp để loại bỏ búi trĩ. Nhờ ít xâm lấn nên phương pháp PPH rất an toàn, ít đau đớn và không mất nhiều thời gian hồi phục.

Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp tiểu phẫu

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ nội, phương pháp tiểu phẫu thường ít được chỉ định trừ trường hợp búi trĩ có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, tắc mạch hoặc hoại tử nghiêm trọng. Việc phẫu thuật cắt búi trĩ đòi hỏi những kĩ thuật cao và kinh nghiệm của bác sĩ để có thể hạn chế những rủi ro dẫn đến biến chứng trong quá trình thực hiện. Hơn nữa việc cắt búi trĩ khá tốn kém và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát nên bệnh nhân cần cân nhắc kĩ trước khi thực hiện. Tốt hơn hết nên chữa bệnh trĩ khi bệnh còn nhẹ để quá trình điều trị đơn giản và bớt tốn kém hơn.

phẫu thuật cắt trĩ

Ngoài ra, nhiều người bệnh trĩ nội lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà với các bài thuốc dân gian mang lại những hiệu quả nhất định tuy nhiên phương pháp này còn mang tính cổ truyền và công dụng phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa của từng người nên chị em cần cân nhắc trước khi áp dụng để tránh lãng phí thời gian điều trị.

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, áp dụng kỹ thuật điều trị HCPT và PPH điều trị bệnh trĩ, không đau, không tái phát cho nhiều người. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị nhanh chóng, hạn chế tổn thương, người bệnh có thể trở về nhà ngay khi hoàn thành tiểu phẫu (chỉ phải nghỉ 1 thời gian ngắn tại phòng khám).

Những thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách điều trị trên đây hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc nhận biết sớm và điều trị bệnh trĩ nội một cách có hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp xin vui lòng liên hệ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được các chuyên gia bệnh trĩ tư vấn chi tiết!

Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

Tư vấn nhanh với bác sĩ

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp

Ưu đãi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ