Đánh giá:
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong nhóm bệnh hậu môn – trực tràng với hai trạng thái biểu hiện chính là trĩ nội và trĩ ngoại, được phân biệt với nhau dựa vào vị trí hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó còn có một dạng kết hợp gọi là trĩ hỗn hợp với những biểu hiện nghiêm trọng hơn rất nhiều. Do đó cần nắm được những triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Trĩ hỗn hợp là một dạng nặng của bệnh trĩ với bản chất là các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn và xung huyết nằm trên đường lược (trĩ nội) và dưới đường lược (trĩ ngoại).
Thông thường trĩ nội khi sa đến độ 3 thường kéo theo trĩ ngoại và liên kết với nhau gây ra rất nhiều những triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và những biến chứng đe dọa sức khỏe của người bệnh.
Như đã nói, trĩ hỗn hợp chỉ sự có mặt cùng lúc của trĩ nội và trĩ ngoại nên đương nhiên ở người bệnh trĩ hỗn hợp xuất hiện đầy đủ những biểu hiện của hai loại trĩ này.
Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp đầu tiên phải kể đến là đại tiện ra máu. Ban đầu, khi búi trĩ mới hình thành, bệnh nhân đi ngoài ra máu với lượng rất nhỏ, máu chảy kín đáo, chỉ dính trên phân hay trên giấy vệ sinh. Lâu dần máu chảy thường xuyên hơn, chảy với lượng lớn hơn ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện.
Búi trĩ ban đầu có kích thước không lớn, chỉ bằng hạt đậu, thò ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng nhanh chóng tự co trở lại. Khi búi trĩ gia tăng kích thước ứng với bệnh trĩ nội độ 3 thường sẽ kéo theo sự phì tĩnh mạch phía dưới đường lược (vị trí hình thành bệnh trĩ ngoại). Búi trĩ sa ra ngoài, phải dùng tay đẩy lên, thậm chí khi bệnh nặng, búi trĩ ban đầu hình thành trong ống hậu môn nhưng lại nằm hẳn bên ngoài hậu môn.
Những búi trĩ dạng này có bề mặt là niêm mạc trực tràng nên không có thần kinh cảm giác nhưng lại gây đau nếu cọ xát với phân và rất dễ chảy máu.
Đối với các đám rối tĩnh mạch ở phía dưới đường lược, ban đầu thường không có biểu hiện đặc biệt nào nhưng sau đó sẽ xuất hiện bên ngoài hậu môn dưới dạng những đường ngoằn ngoèo, ngày càng phát triển to hơn về kích thước.
Những búi trĩ dạng này có bề mặt là một lớp da mỏng nên có thần kinh cảm giác, đặc biệt nhạy cảm với những tiếp xúc bên ngoài khiến người bệnh khó chịu nhưng không dễ chảy máu.
Khi cả trĩ nội và trĩ ngoại đều đã hình thành và liên kết phức tạp với nhau, người bệnh có thể nhận ra các triệu chứng trĩ hỗn hợp rất dễ dàng do lúc này, trĩ nội ít nhất cũng ở độ 3 và rất dễ sa ra ngoài.
Phần búi trĩ xuất phát từ trong ống hậu môn với bản chất là trĩ nội có bề mặt ẩm ướt, màu hồng đậm hay đỏ tím (bản chất là trĩ nội) còn búi trĩ hình thành bên dưới đường lược (bản chất là trĩ ngoại) có bề mặt là lớp da nên luôn luôn khô nếu không bị viêm, sậm màu do cọ xát nhiều.
Trĩ hỗn hợp dễ chia múi, phân loại của trĩ hỗn hợp thường dựa trên số múi và kích thước múi, có rãnh tương ứng với đường lược. Các búi trĩ thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng rất khó điều trị.
Khi bị trĩ hỗn hợp, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như:
Bạn đang gặp những triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp cần tư vấn, click ngay để gặp chuyên gia
Do là một dạng liên kết trĩ nên bệnh trĩ hỗn hợp không chỉ mang đầy đủ các triệu chứng mà những tác hại nó gây ra còn lớn hơn rất nhiều. Vì vậy phương pháp điều trị cũng có thể phức tạp hơn. Hiện nay bệnh trĩ hỗn hợp đang được y học hiện đại điều trị theo hai hướng chính:
Chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng phương pháp nội khoa là việc sử dụng các loại thuốc dạng uống, bôi, viên đặt hậu môn nhằm bảo vệ thành tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu làm co búi trĩ đồng thời kháng viêm, giảm đau, cầm máu,… để các triệu chứng bệnh không trầm trọng hơn.
Bệnh trĩ hỗn hợp có thể coi là một dạng nặng của trĩ nội kết hợp thêm trĩ ngoại nên thông thường việc điều trị bằng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả nhanh và triệt để như kỳ vọng và chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị.
Các thủ thuật ngoại khoa được sử dụng để điều trị trĩ hỗn hợp phổ biến có thể kể đến như chích xơ, thắt vòng cao su,… được áp dụng cho những trường hợp bị trĩ hỗn hợp mà búi trĩ có bề mặt tiếp xúc với trực tràng nhỏ. Các thủ thuật sẽ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ khiến búi trĩ bị hoại tử hoặc tác động loại bỏ trực tiếp búi trĩ.
Hiện nay, công nghệ điều trị bệnh trĩ bằng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu PPH và HCPT đang được rất nhiều cơ sở điều trị bệnh trĩ ứng dụng thành công trong việc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp nhờ tính an toàn, hiệu quả cao và khả năng hồi phục nhanh, ít biến chứng.
Trong trường hợp tình trạng bệnh nhân không thể đáp ứng các điều kiện chữa trị bằng phương pháp khác, nhất định phải thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. Tuy có thể loại bỏ búi trĩ nhanh chóng nhưng phương pháp này đòi hỏi kĩ thuật cao của bác sĩ để đảm bảo an toàn, không xảy ra biến chứng. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc kĩ và lựa chọn địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín.
Vì tính chất nguy hiểm và phức tạp, càng để lâu càng khó điều trị dứt điểm nên người bệnh cần chủ động thăm khám sớm khi có các dấu hiệu bệnh để có thể kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp được các bác sĩ bệnh trĩ của phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ để bạn đọc tham khảo. Nếu còn băn khoăn nào khác liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc!
Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh địa chỉ: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:
- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386 977 199 nói chuyện trực tiếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa.
- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chat trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.